Monday, April 1, 2013

Trẻ biếng ăn - Nguyên nhân và giải pháp


Con biếng ăn luôn luôn là một vấn đề đau đầu đối với các bậc cha mẹ, chỉ cần thấy con mình có dấu hiệu ăn ít đi một chút là các bậc cha mẹ đã lo sốt vó và tìm đủ mọi cách để ép trẻ phải ăn trong khi trẻ chưa hứng thú ăn uống.
Vậy đối với những trường hợp này các bậc làm cha mẹ phải kiên nhẫn và dùng nhiều “ chiêu “ để kích thích sự hứng thú ăn uống ở trẻ em.

Trước tiên bạn nên biết được thế nào là biếng ăn? Đó có phải là một bệnh lý hay chỉ là nhất thời ở trẻ em?

Biếng ăn” không hẳn là một bệnh mà thường là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh lý hay tâm lý.

Triệu chứng biếng ăn kéo dài nếu không được phát hiện và thay đổi kịp thời ở trẻ thì dễ dẫn đến trẻ phát triển không được như mong muốn, thiếu dưỡng chất, để lâu ngày dễ thành suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Sau đây là một số triệu chứng của trẻ biếng ăn để các bậc cha mẹ kịp thời phát hiện và có biện pháp thích hợp cho con mình:

- Số lượng thức ăn trẻ ăn vào ít hơn nhu cầu theo tuổi

- Trẻ thường hay bị táo bón

- Phát triển cân nặng của trẻ chậm hơn bình thường hoặc không tăng cân

Nguyên nhân của việc trẻ biếng ăn thường do những nguyên nhân sau:

- Tình trạng nhiễm trùng hay gặp trong viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, tiêu chảy...

 - Do viêm loét tại chỗ niêm mạc lưỡi, miệng, họng nên trẻ bị đau, không ăn được

 - Do thiếu vitamin A, B, C, vi lượng: Kẽm....(vì những yếu tố này tham gia hình thành các men tiêu hoá và quá trình chuyển hoá, hấp thu thức ăn )

 - Do thiếu máu thiếu sắt, suy dinh dưỡng, còi xương…

 - Nhiễm ký sinh trùng đường ruột: như giun đũa, giun móc, giun kim...

 - Thức ăn không hợp khẩu vị, không phù hợp lứa tuổi.

 - Do tâm lý trong những trường hợp như bị ép ăn, dọa, mắng trẻ nếu trẻ không ăn, không khí ăn quá căng thẳng.

Khi các ông bố bà mẹ đã nắm được nguyên nhân trẻ biếng ăn thì sẽ biết cách chữa chứng biếng ăn cho trẻ một cách dễ dàng hơn. Ví dụ những phương pháp sau đây cũng là những cách thức hay để cho trẻ ăn nhiều hơn, ngon miệng hơn, tránh tình trạng suy dinh dưỡng.

1) Nên cho ăn các loại thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hoá và chia thành bữa nhỏ.

2) Cần thay đổi thức ăn và cho trẻ ăn những loại thức ăn trẻ tỏ ra thích hơn để khuyến khích trẻ ăn được nhiều, kích thích sự thèm ăn.

3) Cần tạo tâm lý thoải mái, vui thú nhất là tâm lý ganh đua khi ăn sẽ kích thích các tuyến tiêu hoá, hoật động, tăng bàI tiết men tiêu hoá giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

4) Lựa chọn những thực phẩm nên dùng trong khẩu phần trẻ biếng ăn:

  - Cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp tăng trưởng, những thức ăn giàu vitamin A, B, kẽm..

 - Các loại thực phẩm giàu chất đạm (đặc biệt đạm nguồn gốc động vật): sữa mẹ, sữa bò, sữa đậu tương, trứng, thịt, cá

- Sữa: Tốt nhất là trẻ được bú sữa mẹ, trong trường hợp không thể

 - Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể thay thế một phần sữa bổ sung bằng sữa chua nếu trẻ thích vị sữa chua ngày từ 1 - 2 cốc (không ăn lúc đói).

 - Những trẻ > 6 tháng biếng ăn sữa cần tăng cường thêm những chế phẩm của sữa như format mềm rất dầu canxi và năng lượng.

 - Nếu có điều kiện kinh tế và mẹ ít hoặc không có sữa nên dùng cho trẻ sữa bột công thức có hàm lượng năng lượng cao để đảm bảo được năng lượng và thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần với số lượng ăn được ít hơn yêu cầu (1Cal/1ml sữa).

 - Trứng: là thức ăn bổ, tốt cho trẻ em, trong trứng có nhiều chất đạm, chất béo, muối khoáng và các loại vitamin. Chất đạm của trứng có đầy đủ các acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đói do đó trẻ dễ hấp thu. Lòng đỏ trứng về giá trị dinh dưỡng có nhiếu chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng nên lòng đỏ tốt hơn lòng trắng do vậy trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên ăn lòng đỏ. Lòng trắng trứng thành phần chủ yếu là đạm nên cho trẻ trên 1 tuổi ăn cả quả trứng.

- Thịt là thực phẩm dinh dưỡng cao (thịt gà - 22,4% đạm, thịt bò – 21%, thịt nạc thăn – 19% đạm, khi trẻ trên 1 tuổi có thể dùng thịt nạc vai, thịt mông sấn để tăng thêm năng lượng cho trẻ.

 - Cá tôm cua cũng rất nên tăng cường cho trẻ ăn vì chúng chứa nhiều chất đạm (16-20%) lại dễ tiêu hoá hơn đạm thịt. Ngoài ra còn chứa nhiều can xi, phốt pho giúp trẻ không bị còi xương. (Chú ý trẻ khoảng từ 7 tháng tuổi có thể ăn được các loại thực phẩm này nhưng phảI tập ăn sau đạm trứng, thịt và tập dần từ ít đến nhiều).

 - Ở những gia đình không có điều kiện cho trẻ ăn nhiều đạm trứng, thịt thì có thể thay thế bằng đậu tương, đậu xanh, lạc là thực phẩm thực vật cung cấp chất đạm, béo giá thành rẻ. Nhưng trong những trường hợp này khuyến nghị cho nhu cầu protein ăn vào cần được đặt cao hơn một chút (do đạm thực vật tỷ lệ đạm thường thấp hơn và khả năng hấp thu đối với hệ tiêu hoá người cũng thấp hơn so với đạm động vật).

Các loại thực phẩm giàu chất béo:

Chất béo rất nguồn năng lượng quan trọng từ thực phẩm, với cùng một hàm lượng nó cung cấp hơn gấp đôi năng lượng so với chất đạm và chất bột: ngoài ra nó giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K rất cần cho phát triển xương, mắt) và cung cấp các acid béo no cần thiết. Do vậy, cần đảm bảo ăn đủ lượng dầu, mỡ cho trẻ để đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng theo lứa tuổi của trẻ.

Nên cho trẻ ăn cả dầu thực vật lẫn mỡ động vật đặc biệt là mỡ gà vì có chứa tới 18% acid béo chưa no rất tốt cho sự hấp thu của trẻ, bên cạnh đó còn có chứa những acid béo no cần cho chuyển hoá của trẻ.

Các thực phẩm giàu glucid:

Gạo, mì: Với lượng lớn trong khẩu phần ăn đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng.

Ngoài ra cần chú ý cho trẻ uống đủ nước, ăn đủ rau, hoa quả tươi để cung cấp đủ các vitamin, chất xơ và các yếu tố vi lượng.

Ngoài ra các bà mẹ nên kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng giàu vitamin như A, C, PP, Kẽm chia thành nhiều bữa nhỏ để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Hiệu quả của các sản phẩm này tương đối cao, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, phát triển tốt về chiều cao cũng như cân nặng. Một số thực phẩm chức năng chứa nhiều kẽm, vitamin A, B, như: TralyZin, ThymoKid..


Để giúp hệ tiêu hoá trẻ làm việc dễ dàng hơn có thể hỗ trợ bằng:




Sử dụng bột có thêm thành phần enzym hoặc dùng nước giá đỗ sống để giúp tăng khả năng tiêu hoá thức ăn và hoá lỏng thức ăn 2 – 3 lần (đặc biệt cần cho trẻ kém khả năng ăn bột/cháo đặc so với lứa tuổi).
Những sai lầm các bà mẹ hay mắc phải trong việc thực hiện chế độ ăn của trẻ biếng ăn:

- Không tăng cường số bữa ăn cho trẻ mặc dù mỗi bữa trẻ chỉ ăn rất ít hoặc bỏ ăn. Nấu loãng hơn bình thường (cho ít chất đạm, dầu mỡ hơn bình thường) khiến cho trẻ đã ăn ít hơn về lượng lại càng bị thiệt thòi về chất.

 - Không cho hoặc cho quá ít dầu mỡ vào bát bột, cháo của trẻ gây thiếu năng lượng khẩu phần cho trẻ.

 - Không cho trẻ ăn cá tôm cua vì sợ trẻ tiêu chảy, hoặc khi trẻ có nhiễm khuẩn ho hay tiêu chảy: Chỉ trong những trường hợp cá tôm cua là nguyên nhân gây tiêu chảy như một biểu hiện của bệnh dị ứng ở một số cơ địa dị ứng đồ tanh (tỷ lệ rất thấp).

- Cho trẻ ăn các thực phẩm không nên dùng là: những thực phẩm nguyên hạt, khó tiêu (như ngô..), thấp năng lượng mà chiếm dung lượng lớn như miến, khoai..Trẻ không táo bón nhưng vẫn trộn quá nhiều đậu xanh, sen …trong bột xay của trẻ, hoặc cho quá nhiều rau xanh trong bữa bột/cháo gây thấp năng lượng khẩu phần.





No comments:

Post a Comment